Friday, June 14, 2013

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các DNCK gặ p khó khăn là thiếu vốn (chiếm hơn 50% số DN). Lợi nhuận của các DNCK chỉ đạt bình quân từ 3 đến 5%/năm, trong khi ngân hàng đang cho vay với lãi suất lên tới 15 đến 17%/năm (trước đây là hơn 20%) thì không DN nào dám vay bởi nếu vay là cầm chắc thua lỗ. Ngành cơ khí cũng thuộc diện được vay vốn ưu đãi nhưng trong suốt 10 năm qua cũng chỉ có khoảng tám dự án được vay vốn ưu đãi nhưng lãi suất vẫn còn rất cao. Chẳng hạn như năm 2011, vốn vay ưu đãi dành cho DNCK của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ở mức 14,4%/năm. Bên cạnh đó, do chính sách thắt chặt tín dụng thời gian qua, cho nên nhiều DNCK muốn tiếp cận vốn ngân hàng không được đã phải tìm đến các nguồn vốn khác với lãi suất cao hơn, đồng nghĩa với rủi ro và nguy cơ phá sản cao hơn.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ Ðể ngành CKCT trong nước phát triển, VAMI cho rằng, Chính phủ cần phải coi cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Do đó phải xây dựng ngành cơ khí đủ sức cạnh tranh, vươn lên trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tình trạng bao cấp trong đầu tư phát triển ngành cơ khí; có các chính sách khuyến khích, áp dụng bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tập trung vào các nhóm sản phẩm có lợi thế và phù hợp lộ trình hội nhập và thông lệ của WTO. Chủ tịch VAMI Nguyễn Văn Thụ cho rằng, một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc có nền cơ khí chế tạo phát triển như ngày nay thì cách đây hàng chục năm, Chính phủ những nước này đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ các DNCK trong nước. Ðể thực hiện CNH, HÐH đất nước thành công thì phải phát triển công nghiệp CKCT. Không thể "thả nổi" ngành CKCT theo cơ chế thị trường như các ngành công nghiệp khác mà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước trên các phương diện quy hoạch, kế hoạch và chính sách. Nhà nước cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các DNCK được tiếp cận các nguồn vốn với lãi suất ưu đãi hơn hiện nay. Bảo lãnh tín dụng cho các DNCK vay vốn nước ngoài, hoặc nguồn vốn lưu động phục vụ việc chế tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài. Xem xét, nghiên cứu giảm thuế thu nhập DN nhằm tạo điều kiện cho các DNCK có khả năng tích lũy vốn để đầu tư chiều sâu.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2012, do khó khăn chung của nền kinh tế, cho nên các doanh nghiệp cơ khí (DNCK) gặp nhiều thách thức, sức mua giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ tồn kho cao. Các dự án cơ khí trọng điểm vẫn tiếp tục triển khai và được tạo điều kiện thực hiện,tuy nhiên, các DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành vẫn chưa đồng bộ, triệt để. Yếu và thiếu Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đánh giá, hiện nay, ngành cơ khí trong nước rất yếu so khu vực và thế giới. 10 năm qua, mặc dù đã có một số DN có điều kiện đầu tư quy mô lớn máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu, nhưng số DN này quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. 10 năm qua, dòng sản phẩm cơ khí lắp ráp, hàng kết cấu, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô-tô được đầu tư nhiều, khoảng một tỷ USD, còn ngành đóng tàu là hai tỷ USD. Trong khi đó, khu vực chế tạo máy do ít được đầu tư, cho nên chậm phát triển, sau 10 năm chưa xây dựng thêm được một nhà máy mới nào về chế tạo máy, dẫn tới tình trạng cơ khí chế tạo (CKCT) nước ta phát triển lệch. VAMI cũng cho biết, trong số 24 dự án thuộc danh mục cơ khí trọng điểm được Chính phủ phê duyệt thì chỉ có năm dự án được thực hiện. Mục tiêu sản phẩm cơ khí (SPCK) trong nước đáp ứng 45 đến 50% nhu cầu trong nước và xuất khẩu 30% không đạt được như Chiến lược phát triển cơ khí của Chính phủ đề ra theo Quyết định 186/2002/QÐ-TTg. Mỗi năm, nước ta phải tốn hàng tỷ USD nhập máy móc, thiết bị về để xây dựng các công trình, phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trong khi ngành CKCT Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang mất thị phần, "thua trên sân nhà". Minh họa cho thực trạng đáng buồn này là hầu hết các dự án nhiệt điện trong nước đều rơi vào tay tổng thầu nước ngoài, trong khi các DNCK trong nước rất ít, hoặc không được tham gia phần việc nào. VAMI cho rằng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thật sự nhận thức đúng về vị trí, vai trò cần thiết xây dựng và phát triển công nghiệp cơ khí; các cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đủ tạo điều kiện để khuyến khích, phát triển ngành cơ khí; các nguồn lực của ngành bị phân tán, không có cơ chế tích tụ.