Giới thiệu bản thân, tôi là ngựa hoang thành phố :D Theo đánh giá của Bộ Công thương, năm 2012, do khó khăn chung của nền kinh tế, cho nên các doanh nghiệp cơ khí (DNCK) gặp nhiều thách thức, sức mua giảm, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, hoạt động cầm chừng, tỷ lệ tồn kho cao. Các dự án cơ khí trọng điểm vẫn tiếp tục triển khai và được tạo điều kiện thực hiện,tuy nhiên, các DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành vẫn chưa đồng bộ, triệt để. Yếu và thiếu Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đánh giá, hiện nay, ngành cơ khí trong nước rất yếu so khu vực và thế giới. 10 năm qua, mặc dù đã có một số DN có điều kiện đầu tư quy mô lớn máy móc, thiết bị hiện đại, có khả năng chế tạo được các sản phẩm chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu, nhưng số DN này quá ít ỏi và cũng đang gặp nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển. 10 năm qua, dòng sản phẩm cơ khí lắp ráp, hàng kết cấu, thiết bị nâng hạ, lắp ráp ô-tô được đầu tư nhiều, khoảng một tỷ USD, còn ngành đóng tàu là hai tỷ USD. Trong khi đó, khu vực chế tạo máy do ít được đầu tư, cho nên chậm phát triển, sau 10 năm chưa xây dựng thêm được một nhà máy mới nào về chế tạo máy, dẫn tới tình trạng cơ khí chế tạo (CKCT) nước ta phát triển lệch. VAMI cũng cho biết, trong số 24 dự án thuộc danh mục cơ khí trọng điểm được Chính phủ phê duyệt thì chỉ có năm dự án được thực hiện. Mục tiêu sản phẩm cơ khí (SPCK) trong nước đáp ứng 45 đến 50% nhu cầu trong nước và xuất khẩu 30% không đạt được như Chiến lược phát triển cơ khí của Chính phủ đề ra theo Quyết định 186/2002/QÐ-TTg. Mỗi năm, nước ta phải tốn hàng tỷ USD nhập máy móc, thiết bị về để xây dựng các công trình, phát triển các ngành công nghiệp trong nước, trong khi ngành CKCT Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần nhỏ bé, thậm chí nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang mất thị phần, "thua trên sân nhà". Minh họa cho thực trạng đáng buồn này là hầu hết các dự án nhiệt điện trong nước đều rơi vào tay tổng thầu nước ngoài, trong khi các DNCK trong nước rất ít, hoặc không được tham gia phần việc nào. VAMI cho rằng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng nêu trên là do các cấp, các ngành chưa thật sự nhận thức đúng về vị trí, vai trò cần thiết xây dựng và phát triển công nghiệp cơ khí; các cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đủ tạo điều kiện để khuyến khích, phát triển ngành cơ khí; các nguồn lực của ngành bị phân tán, không có cơ chế tích tụ.

0 comments :

Post a Comment